Trà Ô Long là một trong những loại trà thượng hạng được giới sành trà yêu thích.Đây là một loại trà truyền thống có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc,trà ô long được sản xuất qua một quá trình độc đáo, đó là: trà được làm héo dưới ánh mặt trời và quá trình oxy hóa trước khi các lá được uốn và xoắn lại.Với nhiều loại hương vị khách nhau trà Ô Long bán ô xi hoá được chia thành nhiều nhóm. Hương vị của mỗi nhóm trà lại khác nhau: Nó có thể là có vị ngọt và với mùi hương mật ong, hoặc có mùi hương gỗ hay hương thơm của hoa rừng

Trong tiếng Trung Quốc nó có tên là Wulong (có nghĩa là rồng đen) bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích về loại trà này. Sang đến phương Tây, cái tên Wulong biến thành oolong một cách khó hiểu và được rất ưa chuộng. Tại Việt Nam, ta gọi với cái tên là trà Ô Long.
Nguồn gốc của Trà Ô Long
Theo nhiều tài liệu về lịch sử của trà, Ô Long xuất hiện vào thời nhà Minh, tại tỉnh Phúc Kiến rồi du nhập sang Đài Loan và phát triển cực thịnh tại đây trước khi giống cây trồng này chính thức được đưa về Việt Nam, trồng thành công ở vùng đất Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía Bắc.Giống trà được trồng ở Việt Nam hiện nay hầu như toàn bộ là giống Ô Long Cao Sơn của Đài Loan, đây là giống trà núi cao lá nhỏ, giàu phẩm chất, sản lượng tập trung ở các giống thuần chủng.Giống trà được trồng ở Việt Nam hiện nay hầu như toàn bộ là giống Ô Long Cao Sơn của Đài Loan, đây là giống trà núi cao lá nhỏ, giàu phẩm chất, sản lượng tập trung ở các giống thuần chủng, Kim Tuyên, Tứ Quý, Thúy Ngọc Tại đây trà Ô Long được phát triển mạnh mẽ và trở thành loại trà nổi tiếng trên thế giới. Trà Ô Long đến Việt Nam vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, được trồng rộng rãi tại các vùng cao nguyên như Lâm Đồng, Mộc Châu, Yên Bái.
Trà Ô Long Cao Sơn
Trà Ô Long Cao Sơn là loại trà Ô Long phổ biến nhất tại Đài Loan và nổi tiếng toàn thế giới, hầu hết trà Ô Long ở Việt Nam cũng là loại trà này.Trà Ô Long Cao Sơn vốn có nguồn gốc từ trà Ô Long truyền thống nhưng có hương vị đặc biệt và mùi hương thu hút các giác quan và tạo ra một kết nối giữ trà và tâm trí cơ thể.Những người yêu thích uống trà Cao Sơn không chỉ vì lợi ích sức khỏe tuyệt vời của nó do được pha trộn các đặc tính của trà xanh và trà đen, nhưng nhiều hơn vậy trà Cao Sơn còn có hương thơm nhẹ nhàng như hoa lá và đôi khi là cả mùi trái cây. Cả hương thơm và mùi vị riêng của trà Cao Sơn được thấm đẫm nhuần nhuyễn khiến người thưởng trà được thư giãn và nâng cao tinh thần.

Trà Thiết Quan Âm hoặc Đại Hồng Bào, Đông Phương Mỹ Nhân…là trà ô long được lên men 100%.Loại trà này rất dễ pha, nên dùng nước đang sôi rót vào ấm, như vậy hương trà mới thoát ra hết. Trà khi pha sẽ tỏa ra mùi thơm như hoa lan, còn có cả mùi hạt dẻ nhè nhẹ. Đây chính là đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa Trà Thiết Quan Âm và trà Ô Long.
Trà Ô Long nhân sâm
Trà Ô Long Nhân Sâm: thuần đem ướp với sâm theo 1 tỷ lệ nhất định tạo ra sản phẩm trà ô long sâm hay được tăng dược tính và hương vị bằng cách trộn với hỗn hợp các vị thảo mộc khác như nhân cam thảo, hoa mộc… nên trà có hương thơm đặc trưng và rất thích hợp để thưởng thức vào lúc chiều tối hay sau bữa ăn cùng gia đình.
Cách pha trà Ô Long
Trà ô long thành phẩm có dạng viên tròn như quả bóng và một loại khác dạng dải dài. Trà ô long bán oxy hóa được chia thành nhiều nhóm tùy vào độ oxy hóa, và mỗi nhóm có một hương vị đặc trưng riêng. Đó có thể là mùi hương hoa, hương gỗ, hương trái cây hay vị ngọt của mật ong rừng thậm chí có loại ngửi thấy cả hương khói. Nói tóm lại, trà ô long có hương vị đang dạng tùy thuộc vào nơi trồng và kỹ thuật chế biến của các nhà sản xuất trà.
Trà ô long có vị chát nhẹ, hậu ngọt. Khi chế trà có màu vàng sóng sánh, nước co thể pha uống nhiều lần. Trà có hương vị mạnh mẽ, thích hợp với người yêu các mùi hương.

Để làm nên hương vị của trà oolong thì nghệ thuật pha trà là vô cùng quan trọng, ấm trà ngon khi giữ được hương vị của trà, màu nước của trà ô long phải vàng sánh như mật ong.Những người uống trà kỳ cựu chiêm nghiệm rằng 3 yếu tố cốt lõi làm nên một chén trà Ô Long tuyệt vời đó là: nhiệt độ nước, lượng trà và thời gian hãm
Nước dùng để pha trà Ô Long: Nước dùng pha trà phải là loại nước lọc tinh khiết hoặc là nước suốt, nước giếng, những loại nước có chứa hàm lượng ion kim loại nặng thấp, không nên dùng loại nước có chứa chất chloroform hay các vi lượng trong nước máy… những loại nước này sẽ làm mất đi hương vị của trà.Một tách trà tuyệt vời bắt đầu với nước bạn sử dụng, điều này đặc biệt đúng khi uống các loại trà hương vị tinh tế như là trà Ô Long của chúng tôi, nơi mà bất kỳ hương vị nào còn sót lại trong nước có thể dễ dàng lấn át hương vị trà.Nhiệt độ cần thiết để pha những ấm trà ngon: Nước phải sôi ở 96-98% không được dùng nước bình thủy và nước không đủ nhiệt độ để pha, như vậy trà pha ra sẽ không giữ được hương vị và vị ngon của trà
- Bước 1: Phải chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để pha trà : ấm trà, chén trà, chén tống, dụng cụ lọc trà..
- Bước 2: Lấy một lượng trà đủ dùng ra chén và mời khách của bạn cùng ngửi mùi thơm của lá trà khô. Mặc dù điều này có vẻ tầm thường, nhưng nó là một phần không thể thiếu của thưởng trà đích thực. Trước khi pha trà nên tráng âm chén với nước sôi để tiệt khuẩn đồng thời làm giảm nhiệt độ nước khi pha để giữ được hương thơm và màu sắc cho những chén trà.Nên chọn các loại nước tinh khiết, nước suối, nước giếng (các loại nước không có mùi và các thành phần kim loại nặng để làm ảnh hưởng đến hương vị trà).
- Bước 3: Cho lượng tra olong tùy theo khẩu vị của người uống và ấm, thông thường thì cứ 10gr sẽ pha với 100ml nước.Nhiệt độ thích hợp các loại ô long nằm trong khoảng từ 90-96 độ C, cụ thể nên xem kỹ trong phần hướng dẫn sử dụng hoặc tư vấn của nhân viên bán hàng.Làm nóng ấm trà bằng cách cho nước sôi vào ấm, lên đến trên 70% thể tích ấm. Thời gian làm nóng ấm khoảng 20 giây sau đó đổ bỏ nước đi.
- Bước 4: Tráng qua trà, rót một lượng nước ngập sắp sắp trà xoay ấm rồi để nước đó đi,đây là một bước giúp đánh thức các sợi trà khi pha trà sẽ không chát, đồng thời loại bỏ được những yếu tố có thể làm giảm hương vị trà.Lượng trà cần thiết trung bình khoảng 1 gram cho 20ml nước, điều chỉnh lượng trà tùy khẩu vị sau vài lần thử.Đặt trà vào ấm và rót nước sôi (khoảng 50% ấm) để tráng trà, xoay ấm rồi đổ nước tráng này vào tống.
- Bước 5: Hãm trà : Sau khi tráng trà thì đổ lượng nước sôi vừa đủ vào ấm, đậy nắp lạu. Tiếp tục rót nước sôi xung quanh của ấm trà để hãm trà trong khoảng thời gian 1 phút 20 giây cho 3 lần pha đầu, những lần tiếp theo thời gian hãm trà có thể tăng dần thêm 1 phút.Thời gian hãm trà không nên quá lâu, trà bị đắng và mất hương, nên dùng ấm trà nhỏ và thời gian hãm trà ngắn để hương vị trà được tối ưu, màu nước được đẹp mắt.
- Bước 6: Rót trà ô long ra chén tống. Các bạn nên dùng một phễu lọc trà để giữ lại những cánh trà nhỏ giúp cho nước trà được trong và thuần khiết hơn, sau đó rót từ chén tống chia ra nước trà ra nhiều chén quân để mởi mọi người thưởng thức trà.
Cầm những chén trà ô long lên ta sẽ thấy ngay hương thơm trong chén, màu nước vàng trong sánh, khi uống cảm nhận được hương vị chát bùi ngay đầu lưỡi, sau đó hương vị này thấm dần và lưu hương trong miệng, hương vị của trà còn mãi khó quên khi đã từng thưởng thức qua.
Tác dụng của trà Ô Long đối với sức khỏe
Những công dụng tuyệt vời của Trà Ô Long với sức khỏe
Trà ô long ngoài việc dùng để thưởng thức và thưởng lãm thì còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, vì trong trà có rất nhiều dược chất.

- Hỗ trợ giảm cân: Trà Ô Long có khả năng giúp cơ thể hạn chế hấp thu chất béo khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, do đó hỗ trợ hiệu quả cho giảm cân.
- Thư giãn, giảm căng thẳng: Trong lá trà có các Theanine là loại amino acids chịu trách nhiệm tạo ra umani hay “vị ngon” cho trà, có tác dụng tạo cảm giác ngon miệng khi ăn và chất thơm trong trà giúp sảng khoái tinh thần, tác dụng giảm stress.
Chất Cafein trong trà giúp đầu óc tỉnh táo, tăng cường hoạt động của tim, ngăn chặn sự đông máu và lợi tiểu.
Tanin chiếm 26-28% trong lá chè olong là một chất sát khuẩn mạnh, trong đó mạnh nhất là EpiGalloCatechin Gallate (EGCG) là chất có khả năng chống oxy hóa , ngoài ra EGCG giúp hỗ trợ điều trị ung thư vú, bàng quang, phổi, gan, thực quản, tuyến tụy và dạ dày.
Ngoài ra trong trà có nhiều vitamin C tăng cường sức đề kháng cho cở thể , Vitamin E ngăn chặn quá trình lão hóa da và các Fluoride và catechin bảo vệ răng miệng , ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Trà Ô Long được ưa chuộng khá nhiều ở nước ta. Người ta hay dùng trà Ô Long để biếu tặng cho các dịp lễ Tết. Vậy nên, trà không chỉ là một thức uống mà còn là phẩm vật tượng trưng cho tình người, tình bạn , tình cảm gia đình bên trong mỗi chúng ta.
Cách bảo quản trà Ô Long để giữ trà ngon lâu
Hướng dẫn bảo quản trà Ô Long đúng cách : Vì trà đã được sấy khô, đóng túi trong điều kiện khô ráo, sạch sẽ để tránh sự ẩm mốc, nhiễm khuẩn… Vì vậy, khi cắt túi trà ra dùng bạn nên bảo quản trà nơi khô ráo. Bạn có thể giữ trà trong túi trà rồi cột chặt bằng dây, hay thay trà vào hũ đựng sạch sẽ, có nắp đậy kín
Quy trình sản xuất trà Ô Long
Quá trình sản xuất trà Ô Long khá độc đáo. Các loại trà Ô Long được làm ra tùy thuộc vào mức độ oxy hóa khác nhau. Ở trà Ô Long , quá trình oxy hóa xảy ra từ 8 – 85% . Quá trình oxy hóa quyết định đến hương vị của trà Ô Long, bởi thế, nên trà này có nhiều hương vị thay đổi theo mức độ oxy hóa như hương hoa, hương trái cây, hương gỗ, và khói..Trà Ô Long được xử lý nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung có 2 cách phổ biến khá khác biệt: Một là lá trà được cuộn lại thành lá dài nhọn theo kiểu truyền thông, cách hai là lá trà được cuộn lại thành hình hạt tròn đều theo phong cách trà Đài Loan.Quy trình sản xuất trà Ô Long Đài Loan như sau:

- Thu hái lá chè tươi: Khi hái lá để sản xuất Ô Long, người hái trà chờ cho đến khi chồi trên cây trà đã mở và dày lên. Tùy thuộc vào hình dạng dự định của sản phẩm cuối cùng, người hái sẽ ngắt bất cứ nơi nào từ ba đến năm lá cùng một lúc. Lý do để hái những chiếc lá già hơn, dày hơn là vì chúng có khả năng chịu đựng được quá trình nhào và tạo hình mãnh liệt theo quy trình sản xuất Oolong.Cách hái Chè ô long có khác so với những loại chè truyền thống ở ta như chè thái nguyên, chè Shan Tuyết. Khi hái lá chè ô long, tùy theo dự định của người làm chè mà người ta sẽ hái từ ba đến 5 lá trên 1 búp. Do trong quá trình chế biến tra, có sự nhào nặn và cọ xát mãnh liệt nên để tăng khả năng chịu đựng của búp rà, người ta phải hái xuống những lá già hơn.
- Qúa trình làm héo lá trà: Oolong thường được làm héo dưới ánh mặt trời hoặc trong ánh sáng khuếch tán dưới bóng râm di động ngoài trời. Một khi lá bị bầm, quá trình héo tiếp tục, thường ở trong nhà. Quá trình héo thay đổi tùy từng nhà sản xuất, nhưng mục tiêu của làm héo là như nhau: chuẩn bị lá để xử lý thêm bằng cách làm cho chúng mềm. Lá trà bị héo cho phép hương thơm phát triển.Quá trình này với mục đích để hương thơm của trà phát triển. Khi lá trà được thu hoạch, các phản ứng enzyme tạo hương vị và mùi thơm bên trong lá xảy ra. Phản ứng này làm mất nước và lá trà bị héo. Người ta sẽ kiểm soát độ ẩm phù hợp để lá trà có chất lượng tốt nhất.
Lá trà khi hái về được đem phơi dưới ánh mặt trời, bên trên có phủ một tấm lưới che để tránh ánh nắng trực tiếp. Trong quá trình phơi liên tục đảo chè để các lá chè khô đồng đều. sau một thời gian, người ta đem chè vào trong nhà tiếp tục hong khô. Các lá chè được đựng trên những cái nong tre, cho đến khi độ ẩm chỉ còn ⅓ thì chuyển sang công đoạn oxy hóa. - Oxi hóa trà:Bước xử lý riêng biệt làm Ô Long là bầm tím. Mục tiêu của việc làm bầm lá là để bắt đầu quá trình oxy hóa. Để làm như vậy, tùy thuộc vào loại trà và người sản xuất, lá sẽ bị cán, rung hoặc thậm chí cuộn tròn (như trường hợp của nhiều loại Oolong mới).Khi lá bị bầm, các thành tế bào trong phần bị bầm của lá bị phá vỡ, bắt đầu quá trình oxy hóa. Các lá sau đó được để khô héo và oxy hóa trước khi bị bầm tím thêm. Quá trình lặp lại này tiếp tục cho đến khi đạt được mức độ oxy hóa mong muốn của người pha trà.Wulong thường được gọi là trà bán oxy hóa và như vậy có thể được thực hiện ở một loạt các mức độ oxy hóa. Các loại trà Oolong xanh nhất bị oxy hóa đến khoảng 5-10%, trong khi các loại Oolong đỏ hơn gần như bị oxy hóa đến mức trà đen, khoảng 80-90%.Điều làm nên điểm khác biệt của trà ô long so với những loại trà khác là công đoạn xử lý trước khi quá trình oxy hoá khá đặc biệt mà người ta gọi là giai đoạn làm bầm tím. Tuỳ vào mục đích sản xuất mà lá trà sẽ được xử lý bằng các cách như cán , hay quay trong lồng tre , hoặc cuộn tròn.
Qua việc cọ xát mạnh và va đập, lá trà bị dập, các thành phần bên trong bị phá vỡ dẫn tới quá trình oxy hóa. Quá trình này tiếp tục xảy đến khi đạt được như mong muốn của người làm trà thì dừng lại. Mức độ oxy hóa của trà Ô Long được điều chỉnh từ 8 – 85% nên người ta còn gọi là trà bán oxy hóa. Trà ô long có độ oxy hóa từ 8 – 10% thì cho ra lá trà màu xanh. Độ oxy hóa tăng dần ( 80 – 85%) thì màu lá chuyển từ từ sang đỏ.
Khi đạt đến mức độ oxy hóa mong muốn, các búp trà sẽ được làm nóng bằng nhiệt để ngăn chặn quá trình oxy hóa tiếp tục xảy ra. Với nhiệt độ thích hợp, các phản ứng enzyme bị chặn lại, do đó quá trình oxy hóa kết thúc. Thông thường thì người ta sẽ tiến hành trong lò sấy. - Diệt men: Một khi mức độ oxy hóa mong muốn đạt được bằng cách liên tục làm bầm lá và cho phép chúng khô héo, chúng được làm nóng để ngăn chặn quá trình oxy hóa tiếp theo. Hầu hết Ô Long được cố định bằng không khí nóng trong lò sấy.
- Định hình trà Theo truyền thống, wulong được xử lý thành hai hình dạng khác nhau: hình dạng nửa quả bóng (còn được gọi là hình dạng viên) và hình dạng dải (còn được gọi là hình dạng sọc). Những Ô Long dạng viên được tạo hình bằng cách sử dụng quy trình lặp được gọi là nhào vải bọc, trong đó lá trà được bọc trong vải và nhào. Khi điều này được thực hiện, các lá kết lại với nhau và tạo thành một quả bóng chặt chẽ. Khối lá được nhẹ nhàng tách ra và sau đó nhào vào vải một lần nữa. Quá trình này có thể diễn ra trong nhiều giờ.
- Tiến hành sấy khô rang trà: Trong các thiết lập sản xuất thương mại, trà Ô Long được sấy khô trong các lò lớn chạy bằng điện hoặc gas. Dây chuyền sản xuất thủ công nhỏ hơn sẽ sử dụng thúng trên than nóng để làm khô lá từ từ. Điều này thường được gọi là sấy lần đầu.Sau quá trình diệt men thì kế đến là quá trình định dạng cho trà. Trà ô long được chế biến thành hai dạng : Dạng viên tròn và dạng dải dọc.
Để cho ra trà ô long dạng viên, người ta cho lá trà vào trong bọc vải và nhào. Lúc này các lá trà dính kết lại với nhau thì một khối tròn chặt chẽ. Sau đó người ta tách nhẹ nhàng rồi lại tiếp tục vò thêm lần nữa. Đây là cách làm truyền thống.Cuối cùng là rang trà. Đây là bước quan trọng đòi hỏi người làm có nhiều kinh nghiệm nhất. Kỹ thuật rang trà đòi hỏi người rang phải nắm rõ các yếu tố về trà như nhiệt độ, cách trồng, cách chăm sóc, thời gian thu hoạch để quy trình rang cho ra chất trà đạt hương vị tốt nhất. Quá trình rang trà làm dậy hương vị của trà lên cao nhất và giúp trà được bảo quản lâu hơn.
Trong công nghệ hiện đại, thay vì dùng vải bọc người ta sẽ thực hiện bằng máy thay cho cách chế biến thủ công. Riêng đối với trà ô long dạng dải, người ta vẫn sử dụng phương pháp thủ công nhưng dùng tay chứ không dùng vải. Những cánh trà được xoắn lại theo chiều dài với lực vừa đủ để lá không bị rách ra. Sau đó trà được đổ ra khay lớn để tách trà, Thân cọng của lá trà được tách ra trước khi đóng gói vận chuyển.,
Trần Minh Tuấn –
Mùi thơm mạnh, hậu đậm, pha được nhiều lần nước.
Phù hợp tặng người coi trọng hương vị.