Trà Thái Nguyên là tên gọi của một loại chè (trà) được trồng tại tỉnh Thái Nguyên, trà xanh Thái Nguyên xuất phát theo tên một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc nước ta. Tại đó, ta bắt gặp những nương chè bạt ngàn xanh mướt. Cũng tại nơi đây đã làm nổi danh cho cây chè đất Việt vươn mình ra thế giới.Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và thổ nhưỡng rất tốt , Thái Nguyên có diện tích trồng chè hơn 2000 ha, là nơi cung cấp sản lượng chè lớn nhất cả nước và cho ra chất lượng chè tuyệt hảo.
Trà xanh Thái Nguyên là vùng trà nổi tiếng nhất Việt Nam từng được mệnh danh là loại trà ngon nhất vùng Đông Dương. Trà Thái Nguyên của Hoàng Trà được lấy từ xã Tân Cương – nơi trồng trà Thái Nguyên ngon nhất vùng.
Các loại trà Thái Nguyên ngon nhất
Trà Tân Cương: Tân Cương là một xã thuộc thành phố Thái Nguyên. Xã là nơi trồng trà đầu tiên của Thái Nguyên nên cây trà ở nơi đây có từ rất lâu đời. Và đã nức tiếng từ xưa.Trà Tân Cương thường ngọt, thơm cốm và dễ uống hơn so với những loại trà Thái Nguyên từ vùng khác. Thế nên trà Tân Cương Thái Nguyên rất nổi tiếng và được nhiều người ưa chuộng.
Trà La Bằng: Khi nhắc đến trà Thái Nguyên thì nhiều người hay nhắc đến trà Tân Cương. Thế nhưng ít ai biết được rằng xã La Bằng (thuộc huyện Đại Từ) cũng là một vùng trà ngon và nổi tiếng không kém. Một trong tứ đại trà Trà Thái Nguyên.Đối với nhiều người thì trà La Bằng mới loại trà mang nhiều dáng dấp của trà xanh Thái Nguyên truyền thống. Vì vị trà ở nơi đây thường đậm, trà khí nhiều, còn hậu thì dai dẳng.
Trà Trại Cài: Trại Cài cũng là một vùng trà ngon có tiếng thuộc huyện Đồng Hỷ. Do vùng trà củng nằm ở phía Nam của Thái Nguyên nên trà ở nơi đây cũng gần giống như trà Tân Cương.Trà Trại Cài cũng có nước xanh và trong. Hương vị cũng đượm cốm và ngậy béo.
Trà Khe Cốc Trà Khe Cốc là một trong những vùng trà Thái Nguyên nổi tiếng. Vùng trà này thuộc huyện Phú Lương, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên.Tên của vùng chè được đặt theo con suối Khe Cốc dùng để làm nước sinh hoạt cũng như tưới trà. Trà của Khe Cốc đậm đà và hậu vị ngọt sâu lắng. Khé Cốc cũng là một trong Tứ Đại Trà Thái Nguyên.
Hình dạng cánh trà Thái Nguyên
Lý do là trà Thái Nguyên cao cấp thì nguyên liệu làm nên sẽ là những cánh trà non nhất của cây trà. Còn chất lượng vừa phải thì sẽ nguyên liệu sử dụng sẽ là những lá trà già và to hơn. Tuỳ theo phẩm trà mà hình dạng lá trà Thái Nguyên cũng sẽ khác nhau. Lá trà càng cao cấp thì cánh trà càng mỏng và nhỏ. Trà chất lượng từ khá đến phổ thông sẽ có cánh càng to dần.
- Trà Đinh: chỉ hái búp trà non nhất
- Trà Nõn Tôm: búp trà và hai lá non kế tiếp
- Trà Trung Cấp: lá thứ 4 là thứ 5
- Trà Phổ Thông: lá già thứ 6, 7, 8, và 9.
- Trà Bồm: 100% lá trà già.
- Trà Cám: trà bột nát
Trà Thái Nguyên làm kiểu truyền thống sẽ có mùi hương đặc trưng. Đó chính là hương ngậy béo như cốm ngày mùa, vị xanh tươi của lá, và thơm giòn của việc xao chảo.
Nguồn gốc trà Thái Nguyên vùng tra danh tiếng
Theo truyền thuyết thì trà xanh thái nguyên được vợ của vua Hùng Vương đã mang cây trà hoang dại từ rừng về để thuần hóa và trồng. Điều đó chỉ ra rằng cây chè xuất hiện đầu tiên ở Phú Thọ và cũng chính là quê hương của những cây chè Thái Nguyên.Người ta cho rằng ông Vũ Văn Hiệp đã có công mang cây chè từ Phú Thọ về đến Thái Nguyên. Sau một thời gian, những cây chè ngày càng được trồng nhiều và trở nên phổ biến rộng rãi. Ngày nay, những nhà trồng chè truyền thống chính là gìn giữ và duy trì truyền thống mà cha ông đi trước để lại và ngày càng học hỏi để nghề làm chè ở ta ngày càng phát triển.Đây là loại trà không ướp hương, rất được những người sành trà ưa chuộng.
Đối với nhiều người, đây là loại trà duy nhất mà họ biết, thậm chí coi đó là toàn bộ thế giới trà, đặc biệt là những người miền Bắc.Vậy tại sao Trà Thái Nguyên lại mang lại sự cuốn hút và nhận được sự yêu mến từ những người uống trà đến vậy?
Các tên gọi khác của trà Thái Nguyên
- Chè Thái Nguyên: Từ “Chè” được dùng phổ thông hơn từ “Trà” ở Miền Bắc.
- Chè Bắc / Trà Bắc: Người Bắc vào Nam hay dùng từ này để chỉ loại trà họ hay uống khi ở Miền Bắc
- Chè Thái / Trà Thái : Trà ở tỉnh Thái Nguyên
- Chè móc câu / Trà móc câu: gọi theo hình dáng nhỏ, xoăn như móc câu của sợi trà sau khi làm.
- Chỉ gọi “Trà” hay “Chè”: Họ mặc định trà/chè là nói đến Trà Thái Nguyên.
Đặc điểm của trà Thái Nguyên là sau khi mới làm, trà rất thơm, vị dày đượm, bởi vừa trải qua quá trình sấy hương. Tuy nhiên loại trà này rất nhanh mất hương và đổi vị trong thời trong thời gian ngắn tiếp xúc với môi trường.Hãy lưu ý giữ trà trong ngăn đông khi chưa dùng đến (chưa mở túi chân không). Trà đã khui hãy dùng liền trong 15 ngày. Nên giữ kín trà đang dùng dở, tránh mùi và ánh sáng trực tiếp.
Hương vị đặc biệt gây nghiện của trà Thái Nguyên
Trà Thái Nguyên là một loại trà có mùi thơm đặc trưng của cỏ non, mang đến cảm giác thanh mát cho người dùng. Đây cũng là loại trà rất đặc biệt mà những người sành trà luôn phải có một ít trong nhà.Hai điểm đặc trưng dễ gây nghiện của loại trà này đầu tiên là :
- Vị đậm dày. Rõ ràng, chất nước dày tạo cảm giác tròn đầy trong khoang miệng và lan toả vị trà khắp vòm miệng.
- Hậu vị. Sau khi uống, hương vị trà lưu lâu dài trong khoang miệng, bám khắp vòm họng và một vị ngọt kéo dài. Uống trà xong, vài ba giờ sau chép miệng vẫn thấy vị ngòn ngọt lưu trong cổ họng.
Hai yếu tố này dễ dàng gây nghiện dù bạn chỉ mới uống vài lần.
Ngọn cây trà là thành phần duy nhất được thu hái để sản xuất các loại trà. Hoàng Trà chỉ thu hái phần ngọn non gọi là búp, gồm 1 lá búp chưa nở và 2 lá non liền kề gọi là “1 tôm 2 lá”. Đây là tiêu chuẩn để đảm bảo trà có vị đượm nhưng không gằn chát, thơm mùi cốm ngon, tạo hình dáng xoăn nhỏ cho búp
Trà xanh Tân Cương Thái Nguyên thu hoạch vào vụ nào ngon nhất
Trà xanh Tân Cương Thái Nguyên nơi sản sinh ra những Cây trà là một loại cây có khả năng phản ánh môi trường mà chúng lớn lên một cách tốt nhất. Thế nên không có gì ngạc nhiên khi trà Thái Nguyên có chất lượng vượt trội là nhờ vào điều kiện tự nhiên rất tốt ở nơi đây.Đầu tiên là phải nhắc đến chất đất nơi đây. Chất đất của những vùng trà nổi tiếng của Thái Nguyên như Tân Cương; La Bằng hay Hoàng Nông đều có chứa những nguyên tố vi lượng phù hợp cho cây trà phát triển một cách tốt nhất.Giống như bất kỳ cây trồng nào thì cây trà luôn cần mưa. Thường thời điểm mà người trồng trà Thái Nguyên hay gọi là mùa trà chính khoảng tháng 4 âm lịch.Lúc này mưa nhiều và ổn định nên cây trà Thái Nguyên luôn phát triển mạnh. Khoảng từ tháng 9 âm lịch trở đi thì nhiệt độ giảm xuống từ 22°C đến 25°C. Cây trà rất thích khoảng nhiệt độ như thế này nên thời điểm từ tháng 9 đến tết âm lịch thì trà thường có chất lượng tốt nhất trong năm.
Xem thêm Trà Tân Cương
Chè Thái Nguyên được Hoàng Trà chế biến như thế nào?
Hoàng Trà chỉ sử dụng phương pháp sản xuất truyền thống. Phương pháp này là phần nửa còn lại của câu chuyện trà Thái Nguyên ngon, sau phần nguyên liệu, thổ nhưỡng. Chỉ với 2 dụng cụ là chảo xào và cối vò, đan xen khéo léo giữa 2 thao tác xào và vò luôn phiên nhịp nhàng, có sự căn chỉnh bằng kinh nghiệm từ bàn tay người làm trà lâu năm, đảm bảo thuỷ phần vừa đủ, không cháy không sống, không nát vụn, sợ trà xoăn đẹp. Toàn bộ quy trình khép lại với bước quay hương thơm nồng vị cốm đặc trưng của dòng trà này.
- Thu hái búp chè tươi Người ta đi hái chè từ sáng sớm. Tùy theo nhu cầu của sản phẩm mà người ta hái búp chè theo những cách khác nhau. Búp chè có thể hái theo kiểu 1 tôm 1 lá ( 1 búp 1 lá non), 1 tôm 2 lá ( 1 búp 2 lá non), hay 1 tôm ( 1 búp)… Việc chọn búp chè để hái còn tùy thuộc vào thời vụ trong năm và sức sống của cây chè.Người hái chè cần phải khéo léo sao cho cánh chè không bị gãy nát , búp chè phải đủ độ không quá già hay non mà ảnh hưởng đến chất lượng của chè thành phẩm
- Làm héo chè :Chè hái về mang ra phơi nơi thoáng mát, có gió nhẹ để búp chè khô sương và không bị nóng do quá trình vận chuyển. Lúc hong chè thì cần đảo chè một cách nhẹ nhàng để các búp chè được khô đồng đều, không bị ẩm.
- Diệt men: Sau khi hong khô thì chè mất một lượng hơi nước và bị héo đi chút ít, thì đến giai đoạn cho chè vào tôn quay. Quá trình này với mục đích làm dẻo búp chè. Khi mang lá chè ra ngoài, bề mặt lá hơi dính, và có màu xanh sẫm. Mùi hăng của lá tươi mất đi thay vào đó là có mùi hương đặc trưng của chè.
- Vò chè: Những cánh chè tiếp theo được vò lại thành những cánh chè cong bằng đôi tay khéo léo của người thợ lành nghề. Điều này giúp tạo hình những cánh chè để khi được làm khô, những cánh chè sẽ trở nên thon gọn và đẹp mắt. Khi đã được định hình xong, thì những cánh chè được mang đi sấy khô.
- Sao khô chè: Công đoạn này tiếp tục làm khô chè. Người ta cho chè vào tôn quay và canh nhiệt độ phù hợp để làm các búp chè tiếp tục mất đi một lượng hơi nước nữa. Đây là bước quan trọng quyết định đến mùi vị và màu sắc của lá chè. Thường thì thời gian sao khô một mẻ chè mất khoảng 20 phút.
- Lên hương cho chè Khi quay tôn xong, mang lá chè cho ra những cái mẹt tre để nguội dần. Người ta sẽ nhặt những chè vụn, những cọng cuốn bị gãy và sảy sạch cám. Sau đó cho chè vào tôn quay thêm một lần nữa cho đến khi các lá chè dậy mùi hương, đó là lúc kết thúc quá trình lên hương chè.Sao cho khô rồi đổ ra mẹt, nong, nia, nhặt nhạnh phần cuống già, lá già sót lại, sẩy sạch vụn chè.Rồi lại tiếp tục cho chè vào quay thêm chút thời gian nữa khi thấy hương thơm là được. Đã kết thúc phần lên hương.
- Đóng gói chè Chè được bảo quản thử công bằng cách cho vào túi bọc kín, để nơi thoáng , không bị ẩm, và không được tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.Ngoài ra người ta còn bảo quản chè bằng cách hút chân không. Dùng máy hút hết không khí trong túi chè ra và dập miệng túi kín lại. Với cách này thì chè được bảo quản tốt hơn, hương vị chè được giữ lâu hơn.Cách bảo quản chè trong môi trường chân không là đóng gói chè thành túi nhỏ và cho vào máy hút chân không, hút hết không khí trong túi chè và dập kín miệng túi lại. Cách bảo quản này giúp chè giữ được hương vị lâu hơn.
Trà Thái Nguyên được sản sinh từ xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên tại nước ta – thánh địa duy nhất hội tụ đủ Thiên thời Địa lợi Nhân hoà để có thể tạo ra loại trà khiến hàng triệu người Việt Nam say đắm. Trong cả vùng Thái Nguyên, chỉ xã Tân Cương là nơi nổi tiếng sản xuất loại trà đặc biệt này. Vùng bán sơn địa với Hồ Núi Cốc mang lại một tiểu khí hậu diệu kỳ cho cây trà, tạo nên phẩm chất vượt trội so với các vùng trà xung quanh.
Cách nhận biết trà Thái Nguyên
Hướng dẫn nhận biết Trà Tân Cương Thái Nguyên Tân Cương ngon
Cánh trà Qua chế biến, hình dáng cánh trà nhìn xoăn chắc và cong lại . Cánh trà có màu đen sạm. Tuy nhiên có những búp trà non sau chế biến vẫn giữ lại được lớp lông mao trắng , với những búp trà như thế chứa hàm lượng các hoạt chất có lợi rất cao. Cánh trà thành phẩm khô và có độ giòn. Kích thướt cánh trà lớn nhỏ thì phụ thuộc vào nguyên liệu khi thu hái búp trà.
- Màu nước trà Khi pha trà Thái Nguyên sẽ cho ra nước trà có màu xanh cốm , nước trong.
- Hương thơm Trà có hương thơm mùi cốm non nhẹ nhàng dễ chịu và thanh mát.
- Mùi vị Trà khi uống có vị tiền chát hậu ngọt. Khi nhấp một ngụm trà, sẽ cảm thấy vị chát nhẹ ngay đầu lưỡi và sau đó là vị ngọt thanh lan tỏa khắp vòm họng rồi cuối cùng đọng lại ngay cổ thật lâu…
Những lưu ý khi mua trà xanh Thái Nguyên Tân Cương
Trà là loại thực phẩm được chọn tùy theo khẩu vị yêu thích của mỗi người, chính vì thế, nếu có thể hãy yêu cầu người bán cho dùng thử trước khi mua để tránh mua trà về nhưng không hợp khẩu vị.Chọn những cửa hàng uy tín, đã có kinh nghiệm bán trà lâu năm thông qua các chính sách đổi trà, hoàn tiền để có thể yên tâm khi mua hàng.Tìm hiểu cách phân biệt trà sạch và trà không chất lượng. Xem cách phân biệt trà sạch.Sản phẩm của Hoàng Trà đã được các khách hàng lớn tin tưởng sử dụng như các hãng dược phẩm, nhà hàng, khách sạn 5 sao, ngân hàng,… và hiện tại các sản phẩm của Hoàng Trà dược đứa đến tay các vị khách nước ngoài qua kênh Amazon.
Trà Thái Nguyên bao nhiêu 1kg
Giá chè thái nguyên phổ biến ở mức 250-450.000/kg. Tăng hơn so với giá chè thái nguyên tết 2021 khoảng 5-7.000 đồng/kg. Tăng cao hơn so với Giá chè Thái Nguyên năm 2018 khoảng 15-22.000 đồng/kg. So với Bảng giá chè thái nguyên năm 2016 của Trà Minh Cường thống kê, tăng khoảng 33.000 đống/kg. Năm nay, trên thị trường có loại chè thái nguyên có mức giá tới 4.500.000 đồng/kg.Trà mộc thường được dùng để ướp Trà Sen Tây Hồ
Cách pha trà Thái Nguyên
Trà Thái Nguyên là một loại trà đặc biệt nhạy cảm. Vậy nên để pha được một ấm trà Thái Nguyên ngon cũng cần một vài lưu ý.
- Nước dùng để pha chè Thái Nguyên: Chè ngon khi được pha với nước mưa hoặc nước giếng trong. Một số người kì công còn đi lấy những hạt sương còn đọng trên lá sen sau đêm để về chế trà.
- Nhiệt độ pha thích hợp: Nhiệt độ thích hợp để pha chè thái Nguyên là nước nóng khoảng 90 độ. Nếu nhiệt độ quá cao là chè sẽ bị cháy, còn nếu quá thấp thì không thể đánh thức mùi hương của trà.
- Trà cụ: Âm tách dùng pha trà thường bằng gốm. Hoặc bạn có thể dùng ấm thủy tinh đẻ có thể nhìn thấy màu nước chè khi pha. Đối với những người uống trà lâu năm, họ thích dùng ấm tử sa. Ấm tử sa được làm bằng đất nung, có vẻ đẹp mộc mạc, âm trầm và được cho là pha trà rất ngon.
Cách pha chè

Tráng nước nóng ấm chén và dụng cụ pha trà.Cho trà vào khoảng ⅓ ấm (tùy vào số lượng người thưởng thức mà canh lượng trà hợp lý).Có một số nơi sản xuất không cần phải đánh thức trà, tuy nhiên hầu hết bạn cần phải thực hiện bức này. Bạn cho nước sôi 90 độ vào ngập trà rồi đổ nhanh tất cả nước trong ấm ra ngoài.Tiếp theo đổ lượng nước mới vàò ấm và hãm trà trong khoảng 5 – 7 giây rồi rót nước ra chén tống. Từ chén tống rót ra các chén con và thưởng thức ( Bạn có thể sử dụng 5-6 lần pha như vậy cho đến khi nước trà hết vị đậm đà. Ở các lần hãm trà tù thứ 4 trở đi, thời gian hãm trà có thể lâu hơn một chút).
Nhiệt độ nước, lượng trà, và thời gian ngâm trà. Trà Thái Nguyên là loại trà đặc biệt nhạy cảm với 3 yếu tố này. Gia giảm từng yếu tố sẽ có hiệu quả nước pha rất khác nhau.
- Nhiệt độ: nhiệt độ cao hơn trà sẽ thơm, nhưng dễ đắng gắt. Nhiệt độ nước thấp hơn, trà sẽ đượm ngọt, nhưng không thơm bằng. Nước nguội quá, nước trà có vị ngái nước.
- Lượng trà: trà càng nhiều, vị càng đượm, nhưng cũng đắng hơn và tốn trà
- Thời gian ngâm: hãm trà lâu dễ xuất hiện vị gằn, nhanh quá sẽ nhạt nước
Dùng nước suối hoặc nước lọc qua lõi lọc thường (than hoạt tính, sỏi cát..) để pha trà. Không nên dùng nước khoáng hay nước lọc qua màng RO để pha trà.Nên dùng bình điện để đun nước. Đến khi nước sôi sẽ tự ngắt. Đun nước bằng bếp ga dẫn đến việc nước quá sôi thì pha trà cũng sẽ ngon hơn.Đối trà cánh càng nhỏ thì nên dùng nước có nhiệt độ thấp hơn để pha. Khoảng 80 – 90 độ C.Không nên hãm trà quá lâu. Trà hãm càng lâu càng nóng thì lại càng ‘cháy’ mất hương vị.Nên sử dụng ấm sứ và ấm đất để pha trà. Không nên dùng ấm nhôm, đồng hay các vật liệu kim loại.
Khuyến nghị của Trà Việt: Nhiệt độ: 85°C, lượng trà: 3g/200ml, thời gian hãm: 20 giây.Hãy tự khám phá một sự cân đối giữa 3 yếu tố theo các riêng của bạn.Một trong những lo lắng lớn nhất của thị trường trà Thái nguyên là rủi ro về sức khoẻ, do sự phổ thông của dòng trà, nhiều hộ sản xuất nhỏ và sự dễ tính của nhiều thành phần khách hàng, làm thị trường manh mún và khó định phẩm. Hoàng Trà luôn tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn về sản xuất, đảm bảo tất cả các chứng chỉ sức khoẻ của sản phẩm.
Công dụng của trà Thái Nguyên
Trà là một loại thức uống vừa mang lại sự thư thái cho tâm hồn mà còn có những ích lợi rất lớn đối với sức khỏe.Trong lá chè có chứa các chất axit amin, polyphenol giúp đào thải độc tố cho cơ thể, làm chậm quá trình lão hoá nếu uống thường xuyên và đúng cách.Chất Tanin trong lá trà giúp ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư.Từ cố chí kim thì việc giữ gìn nét trẻ trung luôn là mong muốn, thậm chí là nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Giữa vô vàn dược tính của trà Thái Nguyên đã được ghi chép trong Nam Y, thì lượng Tanin lớn – cũng là dược chất quan trọng nhất trong trà.Chính dưỡng chất này hỗ trợ làm giảm quá trình lão hoá tế bào, giúp từng tế bào khoẻ mạnh và bền bỉ, giúp cả cơ thể khoẻ mạnh từ bên trong, mang lại sức khoẻ và vẻ đẹp cho bên ngoài.Các thành phần Cafein và Tanin chứa trong lá trà giúp tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể , hỗ trợ giảm cân rất tốt mà lại an toàn.Uống chè hằng ngày còn cung cấp cho cơ thể lượng lớn vitamin C, giúp thanh mát, giải nhiệt cho cơ thể trong những ngày nắng nóng.Bất cứ ai đã say lòng với chè cũng đều không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức những cánh chè xanh của vùng đất Thái Nguyên ấy – cái nôi sản sinh ra những giống chè ngon của đất nước được ngợi ca bằng những câu thơ sau:
“Thoang thoảng hương cốm bay
Búp xanh non như ngọc
Chè Thái nguyên ngọt giọng
Ấm lòng khách tri âm”
Trần Minh Tuấn –
Cánh trà đồng đều, nước trà đẹp Thơm mùi cốm, vị chát đượm, ngọt hậu